Products




Ứng dụng hiệu quả enzyme trong nuôi thủy sản

16/12/2020 - 15:42

Thức ăn được bổ sung enzyme giúp động vật thủy sản cải thiện việc hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm thiểu độc tố trong cơ thể, giảm ô nhiễm môi trường, chi phí thức ăn…

 

Sự cần thiết
 
Việc mở rộng sản xuất thủy sản toàn cầu đang làm tăng nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản. Trong đó, bột cá là thành phần quan trọng nhất. Thức ăn cá thương phẩm thường chứa bột cá cao bởi chúng là nguồn cung cấp protein chính, chiếm 30 - 50% (Hardy, 1995). Tuy nhiên, hiện nay, bột cá thường ít được sử dụng trong thức ăn do sự khan hiếm nguyên liệu và chi phí cao. Điều này đã khuyến khích các nhà sản xuất tìm cách nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn bằng cách bổ sung enzyme, tìm ra các chất thay thế phù hợp cho bột cá.
 
Mục đích chính của việc ứng dụng enzyme trong thức ăn là để cải thiện sự tiêu hóa. Hơn nữa, động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong giai đoạn còn nhỏ, giai đoạn trưởng thành hoặc suốt quá trình nuôi, việc áp dụng các enzyme này sẽ giúp tận dụng tốt hơn các phần nhỏ dinh dưỡng được tiêu hóa bởi chúng.
 
Khái niệm enzyme
 
Enzyme là một trong nhiều loại protein trong các hệ thống sinh học. Đặc điểm cơ bản của chúng là chất xúc tác đẩy nhanh tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong đất và nước ao nuôi, tuy nhiên chúng không bị biến đổi bởi phản ứng đó. Chúng tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và dị hóa của quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.
 
Enzyme cung cấp các công cụ bổ sung hiệu quả nhằm bất hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh dưỡng của protein từ thực vật trong thức ăn. Chúng cung cấp một cách tự nhiên để biến đổi các thành phần thức ăn phức tạp thành các chất dinh dưỡng có thể dễ hấp thụ được.
 
Nguồn gốc enzyme
 
Enzyme được sản xuất bởi các sinh vật sống, từ động vật và thực vật bậc cao đến các dạng đơn bào đơn giản nhất. Ví dụ như từ các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus lentus, Bacillus amyloliquifaciens và Bacillus stearothermophils; Từ nấm: Triochoderma longibrachiatum, Asperigillus oryzae, Asperigillus niger và nấm men. Trong khi ở động vật, quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện bởi hệ tiêu hóa của động vật và bởi các vi sinh vật sống trong đường ruột. Vi khuẩn có trong đường ruột của tôm và cá là những nhà máy sản xuất rất nhiều enzyme thủy phân protein. Chúng cũng có thể sản xuất cellulase ở mức vừa phải.
 
Chức năng
 
Bổ sung enzyme trong thức ăn sẽ giúp giảm độ nhớt trong tiêu hóa; Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm; Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng; Các enzyme nội sinh được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của tôm và cá có tác dụng phá vỡ các phân tử hữu cơ lớn như tinh bột, cellulose và protein thành những chất đơn giản hơn, dễ tiêu hóa hơn. 
 
Đường ruột của ấu trùng thủy sinh ngắn và tương đối kém phát triển so với khi chúng trưởng thành. Bởi vậy, cho ấu trùng ăn enzyme có thể là một giải pháp có lợi nhằm giảm tỷ lệ chết của chúng.
 
Ngoài ra, việc bổ sung enzyme bằng cách đưa vào nước hoặc rải trên bề mặt đáy ao sẽ giúp phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ trong ao nuôi. Nhiều enzyme đã được sử dụng trong nuôi tôm và cá qua một số năm trước. Mỗi enzyme có phản ứng đặc trưng riêng cho mỗi kiểu xúc tác của nó; ví dụ: enzyme Protease có khả năng thủy phân các protein không hòa tan; Cellulase xúc tác bẻ gãy hợp chất Cellulose; Beta-Glucosidase xúc tác để thủy phân và giảm cấp sinh học các Beta-Glucosides có mặt trong các mảnh vỡ thực vật; lipase xúc tác cho các chất béo.
 
Theo contom.vn
COMMENT FACEBOOK
RELATED NEWS

/

ENVIRONMENTAL CHOICES, INC. (USA)

28 Schenck Parkway, Building 2B, Suite 200, Asheville, North Carolina, 28803, United States of America

Tel: +1 704 469 3674 / 980 216 8298

Resident Representative Office in Vietnam

11th floor, 33 Le Duan, District 1, Ho Chi Minh City

Tel: +84 28 2211 1763 / 096 782 4318

Email: info@enchoices.com